Xử lý nước thải xi mạ như thế nào cho hiệu quả?

Nước thải xi mạ là vấn đề cấp thiết cần được đặt lên hàng đầu. Việc xử lý nước thải xi mạ đang dần được quạn tâm hàng đầu. Nếu bạn cũng đang tìm hiểu vấn đề này. Hãy tham khảo nội dung bài viết được chúng tôi chia sẻ bên dưới đây nhé!

THAM KHẢO NGAY:

Tổng quan về ngành xi mạ

Trong các ngành công nghiệp gia công, chế taọ kim loại  đều có công đoạn mạ nhằm làm bảo vệ và tăng tính thẩm mỹ cho bề mặt kim loại. Công nghệ xi mạ có nhiều hình thức khác nhau như: mạ điện, mạ hóa học, mạ nhúng nóng.

Tổng quan về ngành xi mạ
Tổng quan về ngành xi mạ

Công nghiệp mạ phân ra làm các loại tùy thuộc vào kim loại được mạ:

  • Mạ hợp kim: Trong dung dịch đồng thời có 2 cation để cùng bám lên bề mặt kim loại cần mạ. Mạ hợp kim được chia thành các nhóm sau:
    • Lớp mạ hợp kim bảo vệ kim loại khỏi bị ăn mòn, có hợp kim: kẽm-cadium;   đồng-thiếc; chì-thiếc; thiếc-kẽm.
    • Lớp mạ hợp kim mục đích trang trí – bảo vệ:  vàng-bạc; vàng -đồng;  vàng-nikel;  vàng-antimun.
    • Lớp mạ hợp kim có ứng dụng đặc biệt trong công nghiệp: bạc-chì;  thiếc-chì,…
  • Mạ vàng: Lớp mạ vàng dùng để trang trí đồ nữ trang, trang sức, các sản phẩm cao cấp
  • Mạ Crom: Được sử dụng nhiều trong công nghệ mạ ô tô, mạ chi tiết máy, dụng cụ y tế, phụ tùng máy móc, lớp mạ có tính ổn định hóa học, tính chịu mòn cao, bề mặt đẹp, khả năng phản xạ ánh sáng tốt.
  • Mạ Kẽm: Thường ứng dụng mạ kẽm để đề phòng ăn mòn kim loại, được gọi là mạ bảo vệ. Lớp mạ có tính đàn hồi tốt nhưng độ cứng thấp, độ bóng kém, dễ tạo thành muối cacbonat nên  nhanh mờ. Dung dịch mạ kẽm có hai loại là: dung dịch mạ kẽm có xianua ( CN) và dung dịch mạ kẽm ko có CN.
  • Mạ Nikel: Mạ Nikel là kỹ thuật quan trọng và được sử dụng phổ biến nhất hiện nay, được ứng dụng để trang trí, làm tăng khả năng chịu mòn, tăng độ cứng của bề mặt. Đễ nâng tính hiệu quả bảo vệ – trang trí người ta thường mạ hai lớp là Nikel – Crom hoặc Đồng – Nikel – Crom.

Nguồn phát sinh nước thải xi mạ

Trong nhà máy, xí nghiệp, xưởng gia công kim loại có có quá trình mạ và làm sạch bề mặt chi tiết là các nguồn phát sinh nước thải.  Nước thải ngành xi mạ có chứa hàm lượng các kim loại nặng  cao như Cu, Zn, Cr, Ni, ngoài ra còn chứa xyanua, sunfat, amoni…, pH biến đổi rộng từ 3-11 tùy thuộc vào loại hình sản xuất,  dây truyền công nghệ, thành phần nguyên liệu, chất lượng sản phẩm. Hàm lượng cặn lớn, các chất hữu cơ COD, BOD thấp nên trong quá trình xử lý chú trọng việc loại bỏ ion kim loại hơn.

Nguồn phát sinh nước thải xi mạ
Nguồn phát sinh nước thải xi mạ

Phương pháp xử lý nước thải xi mạ

Để xử lý các chất ô nhiễm trong nước thải xi mạ, PH-EU đưa ra công nghệ như sau:

Sơ đồ công nghệ xử lý nước thải xi mạ

Nước thải xi mạ được đưa thu gom, tách rác trước khi đưa vào ngăn điều hòa để ổn định lưu lượng, nồng độ các chất có trong nước. Máy khuấy chìm có nhiệm vụ hòa trộn đồng đều thành phần nước thải và tránh gây hiện tượng lắng cặn và phân huỷ yếm khí sinh ra mùi khó chịu.

Sơ đồ công nghệ xử lý nước thải xi mạ
Sơ đồ công nghệ xử lý nước thải xi mạ

Từ bể điều hòa nước được đưa sang bể phản ứng. Bơm định lượng có nhiệm vụ châm hóa chất vào bể với liều lượng nhất định và được kiểm soát chặt chẽ. Dưới tác dụng của hệ thống cánh khuấy với tốc độ lớn được lắp đặt trong bể, các hóa chất được hòa trộn nhanh và đều vào trong nước thải. Hỗn hợp nước thải này tự chảy qua bể keo tụ tạo bông.

Tại bể keo tụ tạo bông, hóa chất keo tụ được châm vào bể với liều lượng nhất định. Dưới tác dụng của hóa chất này và hệ thống motor cánh khuấy với tốc độ chậm, các bông cặn li ti từ bể phản ứng sẽ chuyển động, va chạm, dính kết và hình thành nên những bông cặn có kích thước và khối lượng lớn gấp nhiều lần cặn ban đầu, tạo điều kiện thuận lợi cho quá trình lắng ở bể lắng.

Hỗn hợp nước và bông cặn hữu dụng tự chảy sang bể lắng.

Tại bể lắng, dưới tác dụng của trọng lực, các bông cặn đã được hình thành ở bể keo tụ tạo bông sẽ lắng xuống đáy bể và định kỳ được bơm ra ngoài bể chứa bùn trước khi ép bằng máy.

Nước thải sau bể lắng sẽ tự chảy qua bể trung gian để ổn định trước khi chuyển qua lọc áp lực.

Bể lọc áp lực gồm các lớp vật liệu: sỏi đỡ, cát thạch anh và than hoạt tính để loại bỏ các hợp chất hữu cơ hòa tan, các nguyên tố dạng vết, những chất khó hoặc không phân giải sinh học và halogen hữu cơ. Cuối cùng nước được đưa sang bể khử trùng để loại bỏ các vi sinh vật gây bệnh bằng hóa chất Clorin, nước thải xi mạ sau xử lý đạt QCVN 40:2011/BTNMT về nước thải công nghiệp trước khi xả thải vào nguồn tiếp nhận.

 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

096.493.7777
icons8-exercise-96 chat-active-icon