Dịch vụ xử lý nước thải sinh hoạt

Dịch vụ xử lý nước thải đảm bảo nước đầu ra đạt QCVN 40:2011/BTNMT: Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nước thải sản xuất. Nước đầu ra có thể tái sử dụng làm nước tưới cây, rửa đường, nước xả bồn cầu nhà vệ sinh…
PH EUROPE CORPORATION cung cấp các giải pháp và thực hiện trọn gói các dịch vụ:
– Lập dự án, báo cáo dự án đầu tư;
– Thiết kế Hệ thống xử lý;
– Tư vấn công nghệ và lập hồ sơ xin cấp phép;
– Thi công xây dựng, cung cấp và lắp đặt thiết bị;
– Vận hành đạt yêu cầu của Chủ đầu tư (hoặc theo quy định Luật Môi trường);
– Nghiệm thu chất lượng đầu ra Hệ thống xử lý theo quy định;
– Xin cấp phép xả thải;
– Bàn giao cho Chủ đầu tư đưa vào sử dụng.

 Dễ dàng vận hành

Tiêu hao hoá chất thấp

Tiêu hao ít điện năng

Tự động hoá tối đa

Thân thiện với môi trường

Sử dụng nguồn Vi sinh vật sẵn có

Tính linh động của hệ thống cao

Chi phí đầu tư hợp lý

PHÂN LOẠI NƯỚC THẢI SINH HOẠT

Hiện tại, nước thải sinh hoạt được chia làm hai loại chính, gồm nước thải sinh hoạt được bài tiết từ cơ thể con người (nước thải sinh hoạt khu vệ sinh) và nước thải sinh hoạt bị ô nhiễm do các chất thải sinh hoạt:

Nước thải từ chất thải sinh hoạt

Nước thải từ chất thải sinh hoạt có thể chia thành nước thải từ khu vực bếp và nước thải từ khu vực nhà tắm. Nước thải từ khu bếp được tạo ra trong quá trình con người vệ sinh bát đĩa, xoong chảo hoặc rửa thực phẩm. Loại nước thải này thường chứa nhiều dầu mỡ, rác, chất tẩy rửa và các loại cặn. Nước thải từ khu vực nhà tắm lại thường chứa nhiều hoá chất tẩy rửa từ các sản phẩm như sữa tắm, xà bông, bột giặt,… Do đó, chúng cần được xử lý bằng các biện pháp đặc hiệu, khác hẳn với cách xử lý nước thải từ nhà vệ sinh.

Nước thải sinh hoạt khu vệ sinh

Nước thải sinh hoạt khu vệ sinh thường chứa nhiều phân, nước tiểu, các loại cặn bẩn, vi sinh vật và vi rút gây bệnh. Loại nước thải này cũng tập trung tỷ lệ lớn các thành phần ô nhiễm như Cod, Bod5, Nitơ…gây ô nhiễm không khí và ảnh hưởng tiêu cực đến sinh thái môi trường nước.

công nghệ xử lý nước thải sinh hoạt PH Châu âu

Xử lý nước thải sinh hoạt bằng công nghệ USAB

UASB là quy trình xử lý sinh học kị khí. Nước được phân bổ từ dưới lên và được kiểm soát để đảm bảo vận tốc phù hợp. Qua lớp bùn kị khí, quá trình vi sinh vật phân hủy chất hữu cơ sẽ xảy ra. Phương pháp USAB có ưu điểm là nguồn khí sinh học sinh ra từ hệ thống có thể thu hồi, nồng độ chất hữu cơ cao được xử lý tốt. Tuy nhiên, công nghệ này bị ảnh hưởng bởi pH, nhiệt độ và nồng độ các chất ô nhiễm có trong nước thải.

Xử lý nước thải sinh hoạt bằng Công nghệ AAO

Xử lý nước thải sinh hoạt bằng công nghệ AAO (Anaerobic: yếm khí – Anoxic: thiếu khí) là quá trình xử lý sinh học sử dụng nhiều hệ sinh vật khác nhau (như vi sinh vật yếm khí – vi sinh vật thiếu khí – vi sinh vật hiếu khí) để xử lý nước thải. Do vi sinh vật có khả năng phân giải các chất hữu cơ, các chất ô nhiễm có trong nước thải để sinh trường và phát triển.

Công nghệ xử lý nước thải sinh hoạt MBR

Là công nghệ xử lý nước thải dựa vào sự kết hợp phương pháp sinh học và lý học, đây là công nghệ hiện đại và được sử dụng phổ biến vì những ưu điểm của nó.

Nước thải được thu gom và tập trung tại hố thu gom, sau đó nước thải được đưa qua bể điều hòa. Ở bể điều hòa, lưu lượng và nồng độ các chất ô nhiễm được ổn định, để duy trì được thường lắp thêm thiết bị sục khí. Sau đó, nước được bơm tới bể chứa màng MBR, nước sạch được thải ra nguồn tiếp nhận

Xử lý nước thải sinh hoạt bằng công nghệ MBBR

Về nguyên lý hoạt động, hệ thống sẽ cấp khí tại bể MBBR tạo điều kiện cho các vi sinh vật hiếu khí sinh sôi và phát triển. Các vi sinh vật tiến hành phân giải các hợp chất hữu cơ bám dính, phát triển trên bề mặt các vật liệu. Còn các vi sinh vật hiếu khí sẽ chuyển hóa các chất hữu cơ có trong nước thải để phát triển thành một sinh khối.

Phương pháp xử lý nước thải này có quá trình xử lý sinh học kết hợp với sử dụng giá thể có tỷ trọng nhẹ hơn so với nước thải. Đảm bảo được điều kiện lơ lửng, mật độ vi sinh vật sinh sôi và phát triển làm cho hiệu quả xử lý nước thải ngày càng cao.