Xử lý nước thải bệnh viện an toàn & tối ưu chi phí

Nước thải bệnh viện là nguồn nước thải có tính ô nhiễm cao, nếu chưa được xử lý sẽ vượt quá mức quy định quy chuẩn cho phép rất nhiều và khi xả ra môi trường sẽ gây hậu quả vô cùng nghiêm trọng. Vì vậy, việc xây dựng hệ thống xử lý nước thải bệnh viện chuyên nghiệp sẽ giải quyết triệt để vấn đề này. Theo dõi bài viết chi tiết dưới đây sẽ giúp bạn dễ dàng lựa chọn phương pháp xử lý cũng như đơn vị thi công uy tín nhất.

Tổng quan về nguồn nước thải bệnh viện

Bệnh viện là khu vực bệnh nhân thường xuyên ra vào để khám chữa bệnh, vì vậy lượng nước thải thải ra hàng ngày tại đây vô cùng lớn, bao gồm:

  • Nước thải từ hoạt động khám chữa bệnh: Rửa và khử trùng dụng cụ y tế, rửa phim chụp X-quang hay mô dịch, máu,…. từ bệnh nhân.
  • Nước thải từ nhu cầu sinh hoạt thường ngày: Vệ sinh cá nhân, tẩy rửa quần áo, từ việc giặt đồ dùng sinh hoạt (chăn màn, ga giường,…) của bác sĩ, bệnh nhân cũng như người nhà bệnh nhân.
  • Nước thải từ khu vực nhà ăn của bệnh viện: Nấu ăn, vệ sinh dụng cụ ăn uống,..
  • Nước thải khác: Vệ sinh sàn, nền nhà, làm sạch trang thiết bị y tế,…
Tổng quan về nguồn nước thải bệnh viện
Tổng quan về nguồn nước thải bệnh viện

Đặc trưng của nguồn nước thải bệnh viện

Nước thải bệnh viện khá đặc thù khi nó được hình thành từ các hoạt động khám chữa bệnh và hoạt động sinh hoạt hàng ngày của bệnh nhân và y bác sĩ. Các thành phần chính có trong nước thải bệnh viện bao gồm:

  • Các chất thải rắn lơ lửng
  • Rác thải vô cơ, hữu cơ
  • Các chất dinh dưỡng
  • Vi sinh vật, vi khuẩn gây bệnh
  • Mầm bệnh sinh học trong máu, đờm, dịch,…của bệnh nhân
  • Các hóa chất độc hại từ cơ thể, chế phẩm điều trị bệnh (thậm chí là chất phóng xạ)

Như vậy, có thể dễ dàng nhận thấy thành phần trong nước thải bệnh viện khá phức tạp, nếu không được xử lý trước khi thải ra môi trường thì nguồn rác thải này sẽ gây tác động rất lớn đến môi trường cũng như sức khỏe con người. Hậu quả nghiêm trọng nhất là những virus, vi khuẩn mầm bệnh trong nguồn nước thải này có thể len lỏi vào không khí, đất, nước gây dịch bệnh tràn lan và khó kiểm soát.

Đặc trưng của nguồn nước thải bệnh viện
Đặc trưng của nguồn nước thải bệnh viện

Các công nghệ xử lý nước thải bệnh viện phổ biến

Tùy theo đặc điểm và tính chất của từng nguồn nước thải bệnh viện mà đơn vị sẽ có hướng giải quyết và áp dụng công nghệ xử lý khác nhau. Theo đó, bạn có thể ứng dụng một trong các công nghệ xử lý nước thải bệnh viện phổ biến dưới đây:

Các công nghệ xử lý nước thải bệnh viện phổ biến
Các công nghệ xử lý nước thải bệnh viện phổ biến

Công nghệ xử lý nước xả thải bệnh viện MBR

Công nghệ xử lý nước thải MBR là sự kết hợp giữa 2 phương pháp sinh học và lý học. Mỗi đơn vị MBR sẽ gồm nhiều sợi rỗng liên kết với nhau, trong đó những sợi rỗng này có cấu tạo gần như một màng lọc với nhiều lỗ lọc rất nhỏ ngăn chặn vi sinh vật có thể xuyên qua. Với kết cấu màng lọc chặt chẽ, quá trình này giúp loại bỏ vi sinh vật trong nước thải tối ưu nhất mà không cần trải qua bể khử trùng thông thường.

Công nghệ xử lý nước xả thải bệnh viện AAO (A2O)

Công nghệ AAO là một trong những công nghệ xử lý nước xả thải bệnh viện ưu việt, phù hợp với các nguồn nước thải có mức độ ô nhiễm cao và ít phân tán mùi. Theo đó, công nghệ này sẽ được triển khai đầy đủ 3 quá trình xử lý chuyên biệt sau:

  • Quá trình phân hủy kỵ khí: Bao gồm 4 giai đoạn cơ bản là Thủy phân – Lên men – Giấm Hóa – Metan Hóa.
  • Quá trình phân hủy thiếu khí: Ứng dụng vi sinh vật thiếu khí nằm thúc đẩy quá trình phân hủy các chất hữu cơ trong điều kiện môi trường thiếu oxy.
  • Quá trình phân hủy hiếu khí: Sử dụng nguồn vi sinh vật hiếu khí trong môi trường oxy dồi dào để phân hủy các chất hữu cơ phức tạp thành đơn giản.

Công nghệ lọc sinh học nhỏ giọt xử lý nước xả thải bệnh viện

Công nghệ lọc sinh học nhỏ giọt phù hợp với những nguồn nước thải bệnh viện có mức độ ô nhiễm trung bình với hiệu quả xử lý khả quan, tiêu thụ ít điện năng cũng như không cần cấp khí cưỡng bức. 

Công nghệ xử lý này hoạt động theo nguyên tắc ứng dụng các vật liệu đệm sinh học để phân tách nước thải thành những phần nhỏ, sau đó dưới tác động của vi sinh vật hiếu khí sẽ loại bỏ các chất hữu cơ tồn tại trong nước thải. Quy trình xử lý này thường diễn ra trong hệ thống tháp kín mà không cần nhờ đến sự hỗ trợ của máy bơm sục khí, nước thải sau khi xử lý sẽ được chuyển đến bể lắng bùn để khử trùng hóa chất và đảm bảo tiêu chuẩn thải đầu ra của nước thải.

Công nghệ xử lý nước xả thải bệnh viện bằng bùn hoạt tính trong bể hiếu khí

Công nghệ xử lý này thường phù hợp với những nguồn nước thải bệnh viện có chứa nhiều thành phần hữu cơ và amoni cao với hiệu quả khả quan và an toàn. Điều kiện để áp dụng công nghệ xử lý nước thải bằng bùn sinh học hoạt tính này là bạn phải có bể hiếu khí, máy bơm sục khí và bể lắng bùn. 

Như vậy, nước thải tại bể hiếu khí sẽ được loại bỏ hoàn toàn các chất hữu cơ có, sau đó chuyển sang bể lắng để tách các chất rắn, cặn bẩn ra khỏi nguồn nước thải dưới tác động của quá trình sục khí từ máy bơm.

Phương pháp xử lý nguồn nước thải bệnh viện

Thành phần nước thải ở bệnh viện khá đa dạng, vì vậy cần kết hợp nhiều phương pháp xử lý khác nhau. Dưới đây là một số phương pháp xử lý nước xả thải từ bệnh viện hiệu quả và ứng dụng phổ biến nhất hiện nay:

Phương pháp xử lý nguồn nước thải bệnh viện
Phương pháp xử lý nguồn nước thải bệnh viện

Quá trình kỵ khí

Quá trình xử lý ở bể kỵ khí sẽ được diễn ra với sự tham gia của các vi sinh vật kỵ khí (hoạt động trong điều kiện không có oxy) nhằm thúc đẩy sự phân hủy của các chất hữu cơ hòa tan cùng các chất dạng keo trong nước thải. Trong đó, các vi sinh vật được ứng dụng phổ biến nhất là nấm men, nấm mốc, Methanogenic, Acetogenic becteria,….

Khi đó, quá trình xử lý kỵ khí sẽ diễn ra theo 4 giai đoạn sau:

  • Giai đoạn 1 – Thủy phân: Vi sinh vật kỵ khí sẽ thủy phân các chất Cacbonhidrat, protein, chất béo, chất hòa tan,… thành các chất chuyển hóa như đường và amoni axit.
  • Giai đoạn 2- Axit hóa: Đường và amoni axit sẽ được chuyển hóa thành các axit béo dễ bay hơi, rượu, axit hữu cơ,….
  • Giai đoạn 3 – Axetat hóa: Các chất nhận được từ quá trình axit hóa như axit béo dễ bay hơi, rượu,… sẽ được chuyển hóa thành H2, C02, axetat,…
  • Giai đoạn 4- Hỗn hợp khí: Hình thành hỗn hợp khí sinh học (hay còn được gọi là biogas) với các thành phần chủ yếu như:
  • Methane (CH4): 55 – 65%
  • Carbon dioxide (C02): 35 – 45%
  • Nitrogen (N2): 0 – 3%
  • Hydrogen (H2): 0 – 1%
  • Hydrogen Sulphide (H2S): 0 – 1%

Như cậy, sau khi các chất hữu cơ phân hủy sẽ tạo thành các chất như N2, NH3, H2S, C02,…và  phổ biến nhất CH4 khi chiếm đến 65%. 

Quá trình thiếu khí

Nước thải tại bể thiếu khí sẽ được ứng dụng vi sinh vật thiếu khí nhằm xử lý N và P trong quá trình Nitrat hóa và Photphoril. Lúc này, 2 quá trình xử lý N và P sẽ diễn ra theo quy trình cơ bản sau:

  • Quá trình Nitrat hóa: Hai chủng vi khuẩn chính tham gia là Nitrosonas và Nitrobacter. Trong bể thiếu khí oxy, các vị khuẩn thiếu khí này sẽ khử Nitrat Denitrificans và tách oxy của Nitrat (N03-) và Nitrit (N02-) theo chuỗi chuyển hóa N03- → N02- → N20 → N2. Phân tử nN2 (khí Nito) sau khi tạo thành sẽ được loại bỏ khỏi nước và ra ngoài
  • Quá trình Photphorit hóa: Sử dụng chuẩn vi khuẩn Acinetobacter để chuyển hóa các chất hữu cơ có chứa Photpho thành các hợp chất mới không chứa photpho hoặc các hợp chất có chứa Photpho nhưng dễ phân hủy trong môi trường vi sinh vật hiếu khí.

Thông thường, để quá trình xử lý nước thải thuận lợi, bể thiếu khí sẽ được thiết kế máy khuẩn chìm với tốc độ khuấy động phù hợp, nhằm tạo ra môi trường thiếu oxy để cho vi sinh vật thiếu khí có thể phát triển.

Quá trình hiếu khí

Tại bể hiếu khí, vi sinh vật sẽ được cung cấp đầy đủ oxy để thúc đẩy quá trình phân hủy các hợp chất hữu cơ thành các chất đơn giản, giảm bớt nồng độ của các chất gây ô nhiễm tồn tại trong nước thải. Các loại vi sinh vật hiếu khí được ứng dụng chủ yếu trong quá trình xử lý hiếu khí đó là Pseudomonas, Zoogloea, Nitrobacter,….

Lúc này, quá trình hiếu khí sẽ được thực hiện như sau:

    • Oxy hóa các hợp chất hữu cơ: CxHyOz + O2 → CO2 + H2O +DH
  • Tổng hợp tế bào mới: CxHyOz + NH3 + O2 → CO2 + H2O + DH
  • Phân hủy nội bào: C5H7NO2 + 5O2 → 5CO2 + 5H2O + NH3 +/- DH

Để đảm bảo môi trường tốt nhất cho vi sinh vật hiếu khí có thể sinh trưởng và phát triển thuận lợi, bể hiếu khí sẽ được thiết kế sục khí liên tục nhằm tránh hiện tượng lắng bùn dưới đáy bể.

Quá trình lọc bằng màng MBR

Mỗi đơn vị MBR được cấu tạo từ nhiều sợi rỗng (tấm màng) liên kết với nhau, trong đó sợi rỗng sẽ giống như một tấm màng lọc với rất nhiều accs lỗ lọc nhỏ để có thể đảm bảo các vi sinh vật không thể xuyên qua. Các đơn vị MBR sẽ liên kết với nhau tạo thành module lớn hơn trước khi đặt vào bể xử lý nước thải. 

Công nghệ MBR có cơ chế hoạt động tương tự bể bùn sinh học hiếu khí, điểm khách biệt duy nhất là tại đây nước thải sẽ được tách bùn bằng màng sinh học. Bởi kích thước lỗ màng rất nhỏ, chỉ từ 0.01 – 0.2 um nên bùn sẽ được giữ lại trong bể với mật độ sinh vật cao cũng như thúc đẩy hiệu suất xử lý nước thải tối ưu. 

Sau khi nước thải được tiến hành lọc bùn, nước sạch sẽ được bơm hút trực tiếp sang bể chứa mà không cần xử lý qua bể lắng, lọc hay khử trùng thông thường khác. Bên cạnh đó, bể cũng được gắn máy thổi khí nhằm đảm bảo cung cấp đầy đủ khí cho vi sinh vật hoạt động cũng như thổi bung bùn bám trên màng để hạn chế tắc nghẽn trong quá trình lọc màng.

Quy trình xử lý nước thải bệnh viện hiệu quả

Nước thải bệnh viện là nguồn nước thải có nguy cơ gây ô nhiễm và dịch bệnh khá cao, vì vậy quy trình xử lý cũng khá phức tạp và đòi hỏi phải có độ chính xác cao. Dưới đây là quy trình xử lý nước thải bệnh viện phổ biến hiện nay được nhiều bệnh viện áp dụng:

Sơ đồ quy trình xử lý nguồn nước thải bệnh viện

Quy trình xử lý nguồn nước thải bệnh viện sẽ được thể hiện rõ qua sơ đồ xử lý dưới đây:

Sơ đồ quy trình xử lý nguồn nước thải bệch viện
Sơ đồ quy trình xử lý nguồn nước thải bệch viện

Diễn giải quy trình xử lý nước xả thải bệnh viện

Để có thể hiểu rõ hơn quy trình xử lý nước xả thải bệnh viện diễn ra cụ thể như thế nào, bạn có thể tham khảo nội dung diễn giải dưới đây:

Bể thu gom 

Nước thải bệnh viện sẽ theo mạng lưới thoát nước riêng của bệnh viện đến hồ thu gom. Tuy nhiên, trước khi chảy vào bể thu gom, nước thải sẽ được lọc qua song chắn rác nhằm loại bỏ những rác thải thô, các chất rắn có kích thước lớn khỏi nguồn nước thải để hạn chế những tác động vật lý đến quy trình xử ở bể tiếp theo.

Bể tách dầu/mỡ

Nước thải từ bể thu gom sẽ được chuyển sang bể tách dầu/mỡ để loại bỏ những váng mỡ tồn tại trong nước thải. Sau khi loại bỏ váng mỡ, nước thải sẽ được tiếp tục bơm sang bể điều hòa.

Bể điều hòa

Bể điều hòa có nhiệm vụ chính là điều hòa nồng độ và lưu lượng nước thải giúp quy trình xử lý hoạt động hiệu quả và liên tục tránh tình trạng quá tải. Bên cạnh đó, nước thải tại bể điều hòa cũng sẽ được sục khí liên tục bởi máy thổi khí và hệ thống đĩa phân phối dưới đáy bể nhằm tránh hiện tượng yếm khí dưới đáy bể.

Bể kỵ khí 

Từ bể điều hòa, nước thải sẽ được bơm chảy sang bể kỵ khí để tiến hành phân hủy các chất hữu cơ dưới sự hỗ trợ của vi sinh vật kỵ khí. Tại đây, nước thải sẽ được xử lý và loại bỏ tối đa BOD, COD,… trong môi trường xử lý hoàn toàn không có oxy.

Bể thiếu khí

Nước từ bể kỵ khí sẽ tiếp tục được chuyển sang bể thiếu khí để xử lý các hợp chất Nitơ và Photpho còn tồn tại trong nước thải. Bể thiết khí sẽ được lắp đặt máy khuấy chìm dưới đáy bể nhằm tạo điều kiện môi trường thiếu khí tốt nhất cho vi sinh vật có thể tăng trưởng và phát triển tốt nhất.

Bể hiếu khí

Sau khi được xử lý ở bể thiếu khí, nước thải sẽ được bơm qua bể hiếu khí để tiếp tục thúc đẩy quá trình phân hủy các chất hữu cơ còn sót lại từ bể thiếu khí. Môi trường trong bể hiếu khí sẽ được cung cấp oxy liên tục nhằm đảm bảo quá trình phân hủy dưới tác động của vi sinh vật hiếu khí diễn ra trong điều kiện tốt nhất.

Bể MBR

Từ bể hiếu khí, nước thải sẽ được chuyển sang bể MBR và tại đây các phân tử nước thải sẽ được thẩm thấu qua màng lọc MBR với kích thước lỗ bé hơn 0.1 micromet trước khi được hút sang bể khử trùng.

Bể khử trùng

Nguồn nước thải sau khi được xử lý bằng phương pháp sinh học sẽ chứa rất nhiều vi khuẩn, vì vậy nước thải sẽ được chuyển sang bể khử trùng để loại bỏ hoàn toàn vi sinh vật có hại còn tồn tại trong nước thải trước khi đưa ra môi trường. Theo đó, nguồn nước thải đảm bảo thải ra môi trường cần được đảm bảo tiêu chuẩn QCVN 28 – 2010/ BTNMT.

Bể chứa bùn

Bể MBR có năng suất xử lý rất tốt với lượng bùn hoạt tính cực cao từ 7000 – 18,000 mg/l, do đó lượng bùn thải sau khi chảy qua màng lọc MBR sẽ được chuyển sang bể chứa bùn và thực hiện các công đoạn xử lý tiếp theo theo quy định. Bên cạnh đó, nguồn nước thải ở bể chứa bùn có chất lượng thấp cũng sẽ được chuyển lại bể điều hòa để tiếp tục lặp lại vòng tuần hoàn xử lý ban đầu.

PH-EU – Đơn vị thiết kế và thi công hệ thống xử lý nước xả thải bệnh viện uy tín

Xử lý nguồn nước thải bệnh viện luôn là vấn đề rất quan trọng thu hút sự quan tâm của nhiều bệnh viện, cơ sở y tế hiện nay. Hiểu rõ điều này, PH-EU đã và đang nghiên cứu, xây dựng nhiều hệ thống xử lý nước thải hiệu quả, chi phí vận hành thấp dành cho các bệnh viện.

PH-EU hiện sở hữu các chuyên gia xử lý nước thải chuyên nghiệp, trình độ chuyên môn cao có thể tư vấn đến khách hàng những giải pháp xây dựng hệ thống xử lý nước thải phù hợp với đặc điểm của từng nguồn nước thải bệnh viện cũng như hiệu suất cao đúng chuẩn QCVN. Bên cạnh đó, đơn vị cũng cung cấp nhiều gói dịch vụ hỗ trợ uy tín như tư vấn miễn phí, bảo hành dài hạn, bảo trì bảo dưỡng định kỳ,…. nhằm đảm bảo lợi ích tốt nhất cho khách hàng khi lựa chọn dịch vụ tại đơn vị.

Vì vậy, khách hàng khi có nhu cầu xây dựng hệ thống xử lý nước thải bệnh viện, hoàn thoàn có thể yên tâm lựa chọn PH-EU với chất lượng và dịch vụ tốt nhất. Nếu còn bất kỳ vấn đề nào cần giải đáp chi tiết, bạn có thể liên hệ và nhận tự hỗ trợ, tư vấn từ đội ngũ kỹ sư thiết kế giàu kinh nghiệm tại PH-EU ngay nhé!

Thông tin liên hệ:

  • Số điện thoại: 096.493.7777
  • Email: info@ph-eu.com.vn
  • Địa chỉ: Phòng 306 tòa CT2A, khu đô thị GELEXIA RIVERSIDE, 885 Tam Trinh, Hoàng Mai, Hà Nội

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

096.493.7777
icons8-exercise-96 chat-active-icon